Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác chuyển đổi số trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn và quảng bá, lan tỏa hình ảnh, xúc tiến đầu tư, vận động các nguồn tài trợ, hỗ trợ cho việc xây dựng, vận hành, phát huy các giá trị của công viên địa chất Lạng Sơn.

* Vai trò của chuyển đổi số trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

          Trong thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo BQL CVĐC Lạng Sơn trong việc tham mưu, hoàn thiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh với tiêu đề: “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn”. Qua đó, sản phẩm về một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và số hóa thành hệ thống tài liệu điện tử, có thể truy cập được trên Trang thông tin điện tử của Công viên địa chất Lạng Sơn, cũng như được gửi đến các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền, quảng bá, giáo dục, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di sản trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn, gắn với phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, dịch vụ một cách bền vững.

Sách ảnh đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn”

          Đồng thời, từ tháng 4/2024, đã phối hợp với các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế, đơn vị tư vấn thực hiện dự án "Khoanh vùng bảo vệ Di sản địa chất khu vực CVĐC Lạng Sơn", trong đó bao gồm nội dung liên quan đến việc số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chuyển đổi số, gồm nội dung về xây dựng, biên tập và số hóa xây dựng cơ sở dữ liệu, các bản đồ khoanh vùng, hệ thống các các điểm di sản trong khu vực CVĐC TC Lạng Sơn. Qua đó, góp phần phục vụ công tác quản lý, xây dựng các kế hoạch quản lý, phát triển công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn trong thời gian tới.

          Bên cạnh đó, đã bước đầu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc thiết kế các hình ảnh cổ sinh vật tiền sử, thiết kế sách hoạt hình 3D, thiết kế một số hình ảnh của các di sản văn hóa phi vật thể trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn, được sử dụng trong hệ thống các Pano, Biển thông tin. Trong đó có sử dụng các mã QR để liên kết đến thông tin tương ứng tại Trang thông tin điện tử của Công viên địa chất Lạng Sơn, cũng như được sử dụng tại các điểm tham quan, và trong thiết bị màn hình TV tương tác, tại 03 Trung tâm thông tin Công viên địa chất Lạng Sơn, tại TP LS, huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng.

Tranh vẽ 04 Thánh Mẫu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI

Mô phỏng cổ sinh vật tại Thế giới đầm hồ sử dụng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI

          * Về quảng bá, lan tỏa hình ảnh, xúc tiến đầu tư, vận động các nguồn tài trợ, hỗ trợ cho việc xây dựng, vận hành, phát huy các giá trị của công viên địa chất Lạng Sơn

          Về quảng bá, lan tỏa hình ảnh CVĐC Lạng Sơn: Đã phối hợp với đơn vị tư vấn, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Công viên địa chất Lạng Sơn (mô hình cánh hồi, mô hình đàn tính, đầu sư tử mèo, bước đầu đã sử dụng trên 04 màu áo đồng phục của CVĐC...).  Đồng thời, tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, tích cực quảng bá, lan tỏa hình ảnh về CVĐC Lạng Sơn trên các nền tảng không gian mạng xã hội, như Trang Thông tin điện tử[1] của Công viên địa chất Lạng Sơn; trên Trang mạng xã hội, fanpage, youtube, tictok, ...

Thiết kế đầu sư tử mèo, đàn tính trong bộ nhận diện thương hiệu Công viên địa chất Lạng Sơn ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI

          Về kết quả xã hội hóa, xúc tiến đầu tư, vận động các nguồn tài trợ: Trong thời gian qua, Kết quả đã vận động được 09 đơn vị tài trợ theo hình thức trao tặng hiện vật (biển, mô hình 2D, đá hộc, ghế làm bằng rọ đá, chỉnh trang nhà trình tường, cải tạo, chỉnh trang cảnh quan) với tổng kinh phí hơn 01 tỷ đồng. Đã có 07 doanh nghiệp trong vùng CVĐC đã hưởng ứng, chủ động kết nối, ký kết thỏa thuận trở thành đối tác của CVĐC Lạng Sơn và tự đầu tư xây dựng, chỉnh trang, cải tạo cảnh quan, đáp ứng yêu cầu tiến độ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên 04 tuyến du lịch vùng CVĐC Lạng Sơn.

Cộng đồng nhân dân xã An Sơn, huyện Văn Quan tham gia cải tạo cảnh quan tại điểm số tham quan số 13: Vị thuốc chữa lành” CVĐC TC Lạng Sơn

*  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số liên quan đến chủ đề này, nhằm xây dựng, vận hành, phát huy các giá trị của công viên địa chất Lạng Sơn trong thời gian tới.

          1) Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc phát huy giá trị, lan tỏa hình ảnh công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.

          2) Tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh danh mục nhiệm vụ tại Đề án xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, theo Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh, để phù hợp hơn với bối cảnh thực tế và định hướng mới của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Theo đó sẽ tham mưu bổ sung nội dung nhiệm vụ về triển khai số hóa 3D của 38 điểm tham quan của 04 tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn phục vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Trong đó, bao gồm hệ thống loa thuyết minh tự động tại từng điểm tham quan để giới thiệu bằng 03 ngôn ngữ:  tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh) về các điểm thăm quan.

          3) Tăng cường cử đội ngũ công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phục vụ hoạt động của Công viên địa chất Lạng Sơn.

          5) Tham mưu triển khai 04 mô hình được phân công tại Đề án 6, theo Kế hoạch 197/KH-UBND của UBND tỉnh. Trong đố, tập trung vào Mô hình 11 về Triển khai Camera AI kiểm soát ra/vào tại điểm du lịch và Mô hình 36 về phân tích tình hình du lịch thông qua cư trú.

          6) Tham mưu phương án phát triển các sản phẩm văn hóa đặc trưng của CVĐC Lạng Sơn, gắn với du lịch bền vững, trong đó bao gồm việc số hóa các sản phẩm, phục vụ công tác bảo tồn, quảng bá, lan tỏa và phát huy các giá trị đặc trưng của Công viên địa chất Lạng Sơn.

          7) Tham mưu, đề xuất phương án, xây dựng, phát triển Trung tâm phức hợp Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn - Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, trong đó bao gồm việc đổi mới theo hướng ứng dụng công nghệ số, công nghệ trí tuệ nhân tạo để đổi mới phương thức trưng bày, trình chiếu, tạo ra các tour du lịch ảo, thực tế ảo 3D.

          8) Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí trung ương và địa phương tăng cường quảng bá, lan tỏa về CVĐC Lạng Sơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang mạng xã hội. Nhất là ngay sau thời điểm Ban điều hành UNESCO phê duyệt, ban hành văn bản chính thức về Danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, dự kiến vào tháng 5/2025 và thời điểm đón Bằng Danh hiệu, dự kiến vào tháng 9/2025.

          9) Tham mưu Tổ chức Lễ công bố Danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, dự kiến ngay sau khi đón Bằng Danh hiệu vào tháng 9/2025 tại nước Cộng hòa Chi Lê.

BAN QUẢN LÝ CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LẠNG SƠN

 

 

[1] Địa chỉ: langsongeopark.com.vn